Hiện nay, tất cả các tỉnh thành trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều được mô phỏng dưới dạng bản đồ một cách chi tiết, cụ thể mà dựa vào đó, người ta có thể biết được cấu trúc địa hình, diện tích cũng như đặc điểm của từng vùng đất, khu vực. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn đọc về những loại bản đồ Yên Bái mà bạn nên biết,
BẢN ĐỒ YÊN BÁI VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ – KHÍ HẬU
VỊ TRÍ PHÂN BỔ
Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái, người ta có thể xác định được vị trí phân bố của tỉnh này. Theo đó, Yên Bái là một tỉnh thành khu vực miền núi, vùng Tây Bắc. Yên Bái giáp ranh với các tỉnh khác như:
- Hướng Tây Nam của Yên Bái giáp Sơn La
- Hướng Đông Nam cận với Phú Thọ
- Hướng Đông và Đông Bắc giáp với Hà Giang và Tỉnh Tuyên Quang
- Hướng Tây Bắc giáp liền kề với 2 tỉnh là Lai Châu và Lào Cai
Theo dõi phần chú thích của bản đồ hành chính Tỉnh Yên Bái, người ta có thể biết được tổng dịch tích của Yên Bái là 6.882,9 km2. Tỉnh Yên Bái có địa hình đồi núi, nhiều cây cối, rừng và đường đèo, địa hình dốc, núi cao hiểm trở.
Dân cư tỉnh Yên Bái tập trung nhiều ở khu vực đồng bằng, độ dốc thấp, thuận tiện cho việc đi lại, hoạt động canh tác, trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, khu vực cao nơi phân bố ít dân cư lại là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển hơn cả bởi nơi đây tập trung nhiều khoáng sản, đất đai tốt cho phát triển nông nghiệp.
KHÍ HẬU
Tỉnh Yên Bái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 22-25 độ C. Lượng mưa khá cao với trung bình dao động từ 1600-2500mm. Nơi đây còn có độ ẩm hàng năm khá cao với >85%, điều này rất thuận lợi cho các hoạt động canh tác, trồng trọt, chăn nuôi, phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa vào bản đồ phân bổ về khí hậu, người ta cũng có thể chia tỉnh Yên Bái làm 5 vùng khí hậu khác nhau, mỗi vùng khí hậu sẽ có những đặc tính riêng, cụ thể là:
- Vùng Lục Yên – Yên Bái với lượng nước dồi dào nhất là vùng lý tưởng cho các hoạt động trồng lúa nước, phát triển thủy hải sản mạnh nhất tỉnh Yên Bái
- Vùng nam Trấn Yên, Ba khe, Văn Yên – Yên Bái: đây là những vùng có lượng mưa phân bổ khá cao, đều nên thuận lợi cho canh tác các cây trồng lương thực, cây ăn trái và các cây trồng để khai thác gỗ phục vụ cho sản xuất
- Vùng Văn Chấn, Tú Lệ – Yên Bái có thời tiết mát mẻ quanh năm rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái, trồng chè, và các cây lấy gỗ sản xuất
- Vùng nam Văn Chấn có ít mưa ở phía Nam, nhiều mưa phía Bắc thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là các loại động vật nhiệt/ôn đới
- Vùng núi cao Mù Cang Chải với lượng mây mù bao phủ quanh năm, không khí khá loãng và lạnh nên thích hợp cho các cây trồng vùng ôn đới, các loại động thực vật chịu được giá rét, độ lạnh cao.
BẢN ĐỒ YÊN BÁI VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN – KHOÁNG SẢN
Dựa vào bản đồ về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Yên Bái, ta có thể thấy được những loại khoáng sản, đất đai và nguồn nước phân bổ khá nhiều ở khu vực này, cụ thể:
- Khoáng sản: chủ yếu là các kim loại, các mỏ khoáng sản công nghiệp phục vụ cho xây dựng như gạch, đá,… phân bổ khắp nơi tại tỉnh Yên Bái. Đặc biệt nhất và chiếm đa số là quặng đá vôi rất lớn với trữ lượng lên đến >2,5 tỷ m3. Nguồn khoáng sản này cũng góp phần không nhỏ vào quá trình khai thác và phát triển kinh tế của tỉnh.
- Nguồn nước: Tỉnh Yên Bái có 3 nhánh sông suối chảy qua gồm suối Nậm Kim, sông Chảy và sông Hồng. Lượng nước này đổ dồn về các nhánh có độ dốc cao, thuận lợi cho việc xây dựng các đập thủy điện, phục vụ canh tác lúa nước và sinh hoạt hàng ngày của người dân toàn tỉnh Yên Bái.
- Đất: dựa vào bản đồ, tỉnh Yên Bái có tổng diện tích là 6.882,9 km2. Trong đó, tổng diện tích đất phi nông nghiệp dùng để quy hoạch phát triển kinh tế, bảo vệ rừng chống xói mòn là 537,11 km2. Diện tích còn lại chủ yếu là đất nông nghiệp phục vụ cho việc trồng trọt lúa, lương thực thực phẩm là 537,11 km2.
BẢN ĐỒ YÊN BÁI VỀ CÁC KHU VỰC HÀNH CHÍNH
Dựa vào bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái, người ta có thể xác định được rõ ràng, cụ thể và chi tiết những đơn vị hành chính như thôn, xã, huyện thuộc địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Huyện Nghĩa Lộ – Yên Bái với tổng cộng 14 đơn vị hành chính (4 phường và 10 xã)
- Huyện Lục Yên – Yên Bái với tổng cộng 24 đơn vị hành chính (gồm 23 xã và thị trấn Yên Thế)
- Huyện Mù Cang Chải với tổng cộng 14 đơn vị hành chính (gồm 13 xã và thị trấn Mù Cang Chải)
- Huyện Trạm Tấu với tổng cộng 12 đơn vị hành chính (gồm 11 xã và thị trấn Trạm Tấu)
- Huyện Trấn Yên với tổng cộng 21 đơn vị hành chính (gồm 20 xã và thị trấn Cổ Phúc)
- Huyện Văn Chấn với tổng cộng 24 đơn vị hành chính (gồm 21 xã và 3 thị trấn)
- Huyện Văn Yên với tổng cộng 25 đơn vị hành chính (gồm 24 xã và thị trấn Mậu A)
- Huyện Yên Bình với tổng cộng 24 đơn vị hành chính (gồm 22 xã và 2 thị trấn
BẢN ĐỒ YÊN BÁI VỀ NHỮNG ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH
Dựa vào bản đồ du lịch tỉnh Yên Bái, người ta có thể biết được những địa điểm du lịch nổi tiếng tại đây. Yên Bái tuy không là một tỉnh có quá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, nơi đây vẫn hấp dẫn du khách đến tham quan bởi những địa danh du lịch tự nhiên vô cùng đẹp, hùng vĩ và thơ mộng như: thác Mơ, Dốc Yên Ngựa, Ruộng bậc thang, hồ Thác Bà, những cung đường đèo quanh co đẹp mê hồn làm bao khách du lịch say đắm.
Như vậy có thể thấy, dựa vào những loại bản đồ Yên Bái, người ta có thể xác định chính xác được các đặc điểm về phân bồ hành chính, các điều kiện về tự nhiên, khí hậu, đất đai,… đồng thời cũng có thể nắm được những địa điểm du lịch khám phá thú vị tại Yên Bái. Dựa trên những kiến thức về bản đồ Yên Bái, hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn tổng quát về tỉnh Yên Bái và có nhiều trải nghiệm thú vị hơn nếu có cơ hội đặt chân đến đây.